Các chuyên gia cho rằng vào mùa đông tốt nhất là nên tắm hai lần trong một tuần. Đối với người có làn da khô thì có thể 3-4 ngày tắm 1 lần. Mỗi lần tắm vào mùa đông, bạn cần ghi nhớ một số điểm lưu ý dưới đây để đảm bảo sức khỏe của bản thân.
Tắm đúng cách để bảo vệ sức khỏe khi thời tiết rét đậm, rét hại
Chuẩn bị sẵn sàng khăn tắm và quần áo ấm trước khi tắm
Để cơ thể không bị nhiễm lạnh sau khi tắm, cần chuẩn bị sẵn sàng các đồ dùng giữ ấm cơ thể vào phòng tắm, ví dụ như: khăn tắm, khăn lau tóc, quần áo ấm… Giữ cho khăn và quần áo luôn khô ráo.
Tắm đúng cách để bảo vệ sức khoẻ cho bé vào mùa đông
Chắc chắn nước đã ấm khi bước vào phòng tắm
Vào những ngày thời tiết lạnh, bạn cần nhớ bật bình trước khi tắm khoảng 15-20 phút để đảm bảo có đủ nước ấm trong suốt quá trình tắm. Hãy thử kiểm tra xem có nước ấm chưa bằng cách vặn vòi và đưa tay dưới vòi nước để chắc chắn nước đã ấm. Trong một số trường hợp đến khi tắm mới phát hiện bình nước nóng bị trục trặc không đun nóng nước hoặc vòi bị hỏng sẽ khiến cơ thể vô tình bị nhiễm lạnh.
Khởi động trước khi tắm
Đây là một bước không thể thiếu trước khi tắm vào mùa đông. Khoảng thời gian 10-15 phút khởi động trước khi tắm không những giúp cơ thể nóng dần lên để thích nghi tốt hơn với nước mà còn giúp các khớp tiết sinh chất nhờn, giúp mạch máu lưu thông tốt hơn. Để tiết kiệm tối đa thời gian, quý khách hãy bật bình nước nóng Nishu, khởi động cơ thể từ 10-15 phút sau đó chuẩn bị quần áo, khăn tắm. Lúc này nước trong bình cũng vừa kịp nóng, bạn có thể tắt bình và bắt đầu tắm.
Làm cơ thể quen dần với nước trước khi tắm
Để cơ thể quen dần với nước khi tắm mùa đông, bạn có thể dùng khăn thấm nước ấm và lau lên cơ thể trước khi tắm. Hoặc nếu tắm với vòi hoa sen, quý khách nên vặn nước từ từ cho cơ thể quen dần với nhiệt độ nước trước. Một chú ý nữa quý khách cần ghi nhớ để cơ thể không bị lạnh đột ngột dẫn đến các tình trạng nguy hiểm đó là nên tắm từ dưới lên, không nên xả nước mạnh từ trên đầu xuống ngay từ khi bắt đầu tắm.
Đảm bảo phòng tắm kín gió
Vào mùa đông, lưu ý quan trọng đảm bảo cơ thể quý khách không bị lạnh trong quá trình tắm đó là phòng tắm phải kín gió. Tuyệt đối không mở cửa sổ, cửa phòng tắm để gió lùa vào kết hợp hơi nóng sẽ rất dễ khiến cơ bị trúng gió, bị cảm hoặc nguy hiểm hơn có thể dẫn đến đột quỵ. Ngoài việc giữ phòng tắm kín gió thì các thiết bị giữ ấm như bình nóng lạnh, đèn sưởi cũng là một phần không thể thiếu trong phòng tắm của mỗi gia đình vào mùa đông.
Không tắm bằng nước quá nóng
Nhiều khách hàng vì quá sợ lạnh nên để nhiệt độ nước nóng cao. Tuy nhiên, thói quen này là không tốt vì nước quá nóng, nếu không thể gây bỏng da thì cũng có thể khiến da bị khô do mất lớp dầu, nứt nẻ hoặc có cảm giác ngứa ngáy sau khi tắm. Tỉ lệ nước tắm 2 lạnh – 1 nóng sẽ là tỉ lệ pha hợp lý. Nhiệt độ nước nên trong khoảng từ 24 đến 29 độ C. Nếu tắm bằng bồn, quý khách có thể thêm chút tinh dầu ưa thích vào nước tắm như: tinh dầu oải hương, tinh dầu bưởi, tinh dầu xả… vừa tạo mùi hương vừa đem lại cảm giác sảng khoái cho tinh thần và cơ thể. Đơn giản hơn, quý khách có thể thêm vài lát chanh hoặc vỏ cam, vỏ bưởi hay một chút muối sạch vào nước tắm cũng giúp sát trùng và tạo hương thơm cũng như sự mềm mại cho da.
Không tắm quá lâu
Bạn không nên tắm quá lâu, đặc biệt là vào mùa đông vì sẽ khiến cơ thể bị nhiễm lạnh. Tắm lâu dễ khiến cơ thể mất nước, gây thiếu máu đến tim và có thể gây co rút mạch, thậm chí gây đột tử. Thời gian tắm phù hợp sẽ là khoảng 10 – 15 phút, không cần tắm quá nhanh hoặc quá lâu so với khoảng thời gian hợp lý này.
Một điều nữa bạn cần lưu ý đó là sau khi tắm xong, cần nhanh chóng lau khô người và mặc đủ ấm ngay (mặc áo ấm, đi tất và quàng khăn..). Trong trường hợp đã mặc đủ ấm nhưng quý khách vẫn lạnh thì quý khách nên pha nhanh một cốc trà gừng uống để cơ thể nóng lên.
Những lời khuyên trên từ Nishu hi vọng sẽ giúp mọi người tắm đúng cách khi thời tiết rét đậm, rét hại để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất